Xin hay giup do~ cac nan nhan o mien trung!!!! 1 $ cung la su thay doi lon cho nguoi mien trung!!!
Wednesday, October 6, 2010
Đưa tang trong lũ
TTO - Trưa 6-10, tại rốn lũ xã Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh), trên dòng nước lũ, người dân đưa tang cô giáo mầm non Trần Thị Hoa. Cô bị nước lũ cuốn khi đến trường cất đồ dùng, sách vở cho các em học sinh. Cái chết của cô để lại sự mất mát quá lớn cho gia đình.
Cô Hoa ra đi để lại sự mất mát cho người thân. Hai con nhỏ của cô sẽ mãi thiếu thốn tình cảm của mẹ - Ảnh: Văn Định
Khóc quặn thắt bên thi hài người vợ bị nước lũ ngâm hơn 3 ngày, anh Nguyễn Văn Trung vẫn ân hận vì hôm đó đã không can ngăn được vợ đừng đi. “Đêm 2-10, mưa rất to. Đang nấu cơm cho các con, vợ tôi nói phải chạy đến trường cất sách vở cho học sinh, không thì nước cuốn trôi mất. Tôi một hai can ngăn, bảo để đi thay nhưng cô ấy không nghe. Ít phút sau thì tin dữ ập về” - anh Trung nói trong tiếng nấc nghẹn.
Đám tang diễn ra giữa dòng nước lũ đang chảy xiết - Ảnh: Văn Định
Xóm 6 nơi cô Hoa sống hiện giống như một ốc đảo, chỉ có thuyền mới đi lại được. Trước khi đưa tang, UBND xã Hương Thủy chỉ huy động được hơn 10 chiếc thuyền. Người đưa tang không được bao nhiêu, nhưng rất não lòng. Trống giục, cờ giong cứ nhấp nhô giữa dòng nước lũ.
Tìm thấy thi thể học sinh và ngư dân mất tích trên biển
Ngày 6-10, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm vớt được thi thể ngư dân Cao Duy Phương (SN 1966, trú xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) và em Hoàng Thị Loan (học lớp 7, Trường THCS xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, Nghệ An) bị mất tích trên biển.
Chị Trần Thị Đoài ngồi khóc ngất bên bờ biển khi nghe tin chồng là anh Cao Duy Phương bị chìm tàu, chết trên biển - Ảnh: Nguyên An
Ban chỉ huy phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An cho biết, hai ngư dân Trần Thanh Tuấn (SN 1980) và Ngô Văn Thương (SN 1950) bị chìm tàu mất tích trên biển từ trưa 4-10, vẫn chưa được tìm thấy.
Báo Tuổi Trẻ cứu trợ đồng bào bị lũ lụt ở Quảng Bình
Chiều 6-10, báo Tuổi Trẻ TP.HCM, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh Quảng Bình đã phối hợp chuyển chuyến hàng cứu trợ đầu tiên gồm 2 tấn lương thực và 200 thùng mì gói (trị giá 30 triệu đồng) của báo Tuổi Trẻ đến với đồng bào bị lũ lụt ở xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh.
Ảnh: Lam Giang
Khi chúng tôi đến xã, nước lũ từ sông Kiến Giang vẫn chưa rút. Chiếc thuyền làm nhiệm vụ cứu hộ của xã khá vất vả khi phải len lỏi giữa các đường xóm để đưa mì gói, gạo đến tận tay người dân. Trời lại đổ mưa nên việc cứu trợ càng khó khăn hơn vì gạo có thể bị ướt.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, chủ tịch UBND xã Hiền Ninh, không giấu được mừng rỡ: “Có mì tôm và gạo tới kịp thời như ri là mừng nhất rồi. Đến 80% người dân trong xã phải ăn mì tôm sống từ hai ngày qua, mà không phải hộ mô cũng có mì tôm để ăn cho no chứ đừng nói chi đến ăn cơm...”.
Trao tận tay gạo và mì gói cho người dân xã Hiền Ninh - Ảnh: Lam Giang
Xã có 1.950 hộ thì 1.850 hộ bị ngập. Nhiều hộ bị ngập sâu đến 2,5m nước, người dân phải trổ mái ngói lên ngồi giữa mưa lạnh. Nhiều nhà ở thôn Đồng Tư, Tân Hiền... nằm ven sông bị nước tràn qua cuốn trôi hết gạo, muối chỉ còn biết ngồi chờ cứu trợ khi nước lũ còn ngập ngang bụng.
NGUYÊN AN - LAM GIANG - VĂN ĐỊNH
Đến 10g ngày 6-10 người dân ở phường Đức Ninh Đông, TP Đồng Hới (Quảng Bình) mới tìm được thi thể ông Hoàng Văn Luyệt (sinh năm 1965) và con trai Hoàng Văn Dũng (sinh năm 1991) trong mênh mông nước lũ.
Di ảnh hai cha con ông Luyệt - Ảnh: L.Giang
11g ngày 5-10, khi hai cha con ông Luyệt chèo thuyền vận chuyển đồ đạc từ trại nuôi cá ở khu vực Cầu Tây vào làng thì bị sóng nước kèm gió to làm lật thuyền. Đã bơi vào bờ nhưng thấy cha không bơi vào được nên Dũng bơi ngược trở ra cứu, không ngờ nước chảy quá mạnh cuốn luôn cả anh.
Nhiều người dân trong vùng đã đến chia sẻ với gia đình trước mất mát quá lớn này. Do nhà ông Luyệt nằm dưới đồng, vẫn ngập nước lũ nên quan tài hai cha con được đưa lên đặt ở căn nhà nhỏ của mẹ ông.
Ông Luyệt bị bệnh, chân teo lại, đi khập khiễng nhưng vẫn cố làm việc ở trại cá. Vợ ông quanh năm chỉ trông vào hai sào ruộng lúa để có đồng ra đồng vào. Giờ trang trại mất trắng hết vì lũ, hai cha con ông Luyệt không còn, một mình bà phải nuôi một cô con gái đang học lớp 7... Người làng không ai cầm được nước mắt.
44 người chết, hàng nghìn người bị cô lập vì mưa lũ
Đợt mưa lớn nhất trong hàng chục năm đã cướp đi 44 sinh mạng và làm 23 người dân miền Trung mất tích. Hàng trăm nghìn nhà dân vẫn chìm trong lũ, ước tính riêng tỉnh Quảng Bình đã thiệt hại đến hơn 1.000 tỷ đồng.
Trong số người chết, tỉnh Quảng Bình có đến 28, Hà Tĩnh 7 người, Nghệ An 6 và Quảng Trị 3. Trung tâm phòng chống lụt bão Quảng Bình ước tính, thiệt hại ban đầu của đợt lũ này đã lên hơn 1.000 tỷ đồng.
Ngày 6/10, mưa đã tạnh, nhưng nhiều nơi ở 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị vẫn còn ngập chìm trong nước, mực nước trên các sông ở Quảng Bình đang rút chậm. Đến trưa 6/10, cả tỉnh Quảng Bình đã thống kê được 28 người chết, 7 người bị thương, 18 người mất tích, 5 tàu cá và 30 ngư dân chưa tìm thấy. Hiện các đoàn cứu trợ đang khẩn trương chuyển hàng về giúp bà con vùng rốn lũ, cứu đói, cứu khát cho dân vùng ngập lụt. Tuy nhiên do lũ lớn, giao thông chia cắt nhiều nơi, khiến việc cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn.
Tại các xã bị nước lũ cô lập, tỉnh Quảng Bình huy động canô, thuyền máy và ôtô vận chuyển hàng cứu trợ, ưu tiên dùng máy bay trực thăng thả hàng xuống các xã miền núi. Đến 15h ngày 6/10, máy bay trực thăng của Sư 372- Quân chủng Phòng không - Không quân đã bay được 7 chuyến, chuyển 5 tấn mỳ ăn liền, nước uống ứng cứu người dân vùng rốn lũ.
Thượng tá Nguyễn Việt Hùng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn bay C54, Sư đoàn Không quân 372 cho biết, hiện có khoảng 900 ngôi nhà ở những thung lũng, miền núi các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình nước ngập đến nóc, hàng ngàn người ngồi trên nóc nhà kêu cứu. Nhưng do địa hình hiểm trở, thời tiết xấu nên máy bay trực thăng không thể đáp xuống các nơi còn bị cô lập
Đến 20h tối 6/10, quốc lộ 1A -đoạn qua các xã Cam Thủy, Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình vẫn còn chìm sâu trong nước lũ 0,5 đến gần 1 mét. Quốc lộ 1A biến thành bến đò dã chiến. Người dân bỏ dở việc dọn nhà, chạy lũ đổ xổ ra làm dịch vụ đẩy ô tô, đưa bè, đò. Đã 3 ngày nay, người dân Lệ Thủy bị kẹt, chìm trong lũ vây tứ bề. Phụ nữ, trẻ con dắt díu nhau lên những căn chòi dựng tạm ven đường quốc lộ để nấu vội nồi cơm sau 3 ngày cầm cự trên mái nhà.
Trong khi đó, trên biển, nhiều tàu và ngư dân vẫn chưa liên lạc được. Theo tin từ Vùng C Hải quân, tàu HQ 629 đã tìm kiếm và trực tiếp cứu được tàu QB 93017 cùng với 8 ngư dân tỉnh Quảng Bình về đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Trong ngày 5/10, tàu cứu nạn này cũng đã tìm kiếm và cứu được tàu BV 6407 của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu với 6 ngư trôi dạt khu vực đông nam đảo Hòn La, tỉnh Quảng Bình. Các tàu cá này được bàn giao cho huyện đảo Cồn Cỏ. Trưa 5.10, tàu HQ 629 và HQ 951 đang tiếp tục tìm kiếm khu vực biển phía Bắc đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị và Hòn La, tỉnh Quảng Bình. Hiện tại, khu vực biển tỉnh Quảng Bình vẫn còn 2 tàu cá bị nạn đang phát tín hiệu cấp cứu.
Nhà bị ngập sâu, nhiều người dân phải sống tạm trên quốc lộ 1A.
Tại Quảng Trị, mưa lũ làm sạt lở nhiều điểm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 9 và một số tuyến giao thông liên thôn, liên xã, gây ách tắc giao thông. Riêng tuyến đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Quảng Trị có tới trên 100 điểm sạt lở với hơn 25.000 khối đất đá. Ngày 6.10, Cty Quản lý và Xây dựng đường bộ Quảng Trị đã huy động gần 200 công nhân cùng các phương tiện xe ủi, xe xúc...làm việc suốt ngày đêm. Đến cuối ngày 6.10, đường Hồ Chí Minh đoạn từ huyện Đăk Rông đi A Lưới, (TT- Huế ) đã thông tuyến.
Lũ đang xuống, nhưng rất chậm nên hiện còn 64 xã của 9 huyện ở Hà Tĩnh, 52 xã ở 8 huyện của Quảng Trị vẫn đang bị chia cắt. Ước tính thiệt hại ở tỉnh Hà Tĩnh là 530 tỷ̉ đồng. Địa phương này đã xin hỗ trợ khẩn cấp 2.500 tấn gạo, 20 xuồng máy, 500 nhà bạt, 1.500 phao cứu sinh; 1.000 tấn thép và 250 tỷ đồng để cứu tế cho bà con vùng lũ.
Theo trung tâm khí tượng thủy văn bắc miền Trung, 16h chiều nay, vùng áp thấp nhiệt đới đang cách bờ biển Thanh Hóa - Hà Tĩnh 250 km về phía đông, sức gió đạt cấp 6, khả năng sẽ không gây mưa lớn ở Bắc Trung Bộ. Vì vậy dự báo mực nước lũ trên các sông ở khu vực này sẽ tiếp tục xuống.
Trong số người chết, tỉnh Quảng Bình có đến 28, Hà Tĩnh 7 người, Nghệ An 6 và Quảng Trị 3. Trung tâm phòng chống lụt bão Quảng Bình ước tính, thiệt hại ban đầu của đợt lũ này đã lên hơn 1.000 tỷ đồng.
Ngày 6/10, mưa đã tạnh, nhưng nhiều nơi ở 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị vẫn còn ngập chìm trong nước, mực nước trên các sông ở Quảng Bình đang rút chậm. Đến trưa 6/10, cả tỉnh Quảng Bình đã thống kê được 28 người chết, 7 người bị thương, 18 người mất tích, 5 tàu cá và 30 ngư dân chưa tìm thấy. Hiện các đoàn cứu trợ đang khẩn trương chuyển hàng về giúp bà con vùng rốn lũ, cứu đói, cứu khát cho dân vùng ngập lụt. Tuy nhiên do lũ lớn, giao thông chia cắt nhiều nơi, khiến việc cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn.
Tại các xã bị nước lũ cô lập, tỉnh Quảng Bình huy động canô, thuyền máy và ôtô vận chuyển hàng cứu trợ, ưu tiên dùng máy bay trực thăng thả hàng xuống các xã miền núi. Đến 15h ngày 6/10, máy bay trực thăng của Sư 372- Quân chủng Phòng không - Không quân đã bay được 7 chuyến, chuyển 5 tấn mỳ ăn liền, nước uống ứng cứu người dân vùng rốn lũ.
Thượng tá Nguyễn Việt Hùng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn bay C54, Sư đoàn Không quân 372 cho biết, hiện có khoảng 900 ngôi nhà ở những thung lũng, miền núi các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình nước ngập đến nóc, hàng ngàn người ngồi trên nóc nhà kêu cứu. Nhưng do địa hình hiểm trở, thời tiết xấu nên máy bay trực thăng không thể đáp xuống các nơi còn bị cô lập
Đến 20h tối 6/10, quốc lộ 1A -đoạn qua các xã Cam Thủy, Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình vẫn còn chìm sâu trong nước lũ 0,5 đến gần 1 mét. Quốc lộ 1A biến thành bến đò dã chiến. Người dân bỏ dở việc dọn nhà, chạy lũ đổ xổ ra làm dịch vụ đẩy ô tô, đưa bè, đò. Đã 3 ngày nay, người dân Lệ Thủy bị kẹt, chìm trong lũ vây tứ bề. Phụ nữ, trẻ con dắt díu nhau lên những căn chòi dựng tạm ven đường quốc lộ để nấu vội nồi cơm sau 3 ngày cầm cự trên mái nhà.
Trong khi đó, trên biển, nhiều tàu và ngư dân vẫn chưa liên lạc được. Theo tin từ Vùng C Hải quân, tàu HQ 629 đã tìm kiếm và trực tiếp cứu được tàu QB 93017 cùng với 8 ngư dân tỉnh Quảng Bình về đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Trong ngày 5/10, tàu cứu nạn này cũng đã tìm kiếm và cứu được tàu BV 6407 của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu với 6 ngư trôi dạt khu vực đông nam đảo Hòn La, tỉnh Quảng Bình. Các tàu cá này được bàn giao cho huyện đảo Cồn Cỏ. Trưa 5.10, tàu HQ 629 và HQ 951 đang tiếp tục tìm kiếm khu vực biển phía Bắc đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị và Hòn La, tỉnh Quảng Bình. Hiện tại, khu vực biển tỉnh Quảng Bình vẫn còn 2 tàu cá bị nạn đang phát tín hiệu cấp cứu.
Nhà bị ngập sâu, nhiều người dân phải sống tạm trên quốc lộ 1A.
Tại Quảng Trị, mưa lũ làm sạt lở nhiều điểm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 9 và một số tuyến giao thông liên thôn, liên xã, gây ách tắc giao thông. Riêng tuyến đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Quảng Trị có tới trên 100 điểm sạt lở với hơn 25.000 khối đất đá. Ngày 6.10, Cty Quản lý và Xây dựng đường bộ Quảng Trị đã huy động gần 200 công nhân cùng các phương tiện xe ủi, xe xúc...làm việc suốt ngày đêm. Đến cuối ngày 6.10, đường Hồ Chí Minh đoạn từ huyện Đăk Rông đi A Lưới, (TT- Huế ) đã thông tuyến.
Lũ đang xuống, nhưng rất chậm nên hiện còn 64 xã của 9 huyện ở Hà Tĩnh, 52 xã ở 8 huyện của Quảng Trị vẫn đang bị chia cắt. Ước tính thiệt hại ở tỉnh Hà Tĩnh là 530 tỷ̉ đồng. Địa phương này đã xin hỗ trợ khẩn cấp 2.500 tấn gạo, 20 xuồng máy, 500 nhà bạt, 1.500 phao cứu sinh; 1.000 tấn thép và 250 tỷ đồng để cứu tế cho bà con vùng lũ.
Theo trung tâm khí tượng thủy văn bắc miền Trung, 16h chiều nay, vùng áp thấp nhiệt đới đang cách bờ biển Thanh Hóa - Hà Tĩnh 250 km về phía đông, sức gió đạt cấp 6, khả năng sẽ không gây mưa lớn ở Bắc Trung Bộ. Vì vậy dự báo mực nước lũ trên các sông ở khu vực này sẽ tiếp tục xuống.
10/6/2010 Donated
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Here are the people that donated today! Please make your donation now!!!!!!
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Subscribe to:
Posts (Atom)